Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa viết nhầm
hang thỏ 香兔
phiên khác: gương thỏ (BVN); hương thỏ: quê thỏ (Schneider) [chuyển dẫn PL 2012: 293], ý viết nhầm từ chữ 鄉. Xét, chữ 香 là loại chữ Nôm chệch âm, cổ hơn các chữ Nôm hình thanh đời sau thường dùng 香 làm thanh phù, và gia thêm bộ huyệt, hoặc bộ cốc, hoặc bộ thổ.
dt. hang của thỏ ngọc, trỏ mặt trăng. Hang thỏ trầm tăm Hải Nhược, nhà giao dãi bóng thiềm cung. (Thuỷ thiên nhất sắc 213.3). x. thỏ, x. ác thỏ.
lặt 󰭾
◎ (cự 巨+ phiêu 票) viết nhầm từ 票巨 (cự 巨+ lật 栗). Chữ cự báo hiệu đọc chỉnh tổ hợp phụ âm đầu. Kiểu tái lập: *klặt. Thế kỷ XVII: *mlặt hoặc *mnhặt. [Rhodes 1651 tb1994: 149], lưu tích: nhặt nhạnh, lượm lặt = lượm nhặt. Có thuyết cho là nhầm từ chữ 禀巨 (巨 cự +禀 lẫm), đọc là lượm, tái lập là *klam. [NQH 2008: 2=uy nhiên, việc nhầm từ 栗 sang 票 diễn ra có hệ thống trong văn bản. Gaston tái lập là *klặt [1967: 43, 62: x. TT Dương 2012a]. x. sắt, trật, sầm. Như vậy, lượm/ liễm là từ gốc Hán, lặt/ nhặt là từ gốc Việt
đgt. dùng ngón tay nhấc lên. Lặt hoa tàn, xem ngọc rụng, soi nguyệt xủ, kẻo đèn khêu. (Tự thán 105.5).
nặng 𱢒 / 𱴸
◎ Thanh phù: nẵng 曩. Nhiều bản nôm viết nhầm thành 碾 (AHV: niễn, nghĩa: nghiền, nghiến). x. nén.
tt. trái với nhẹ. Bui một quân thân ơn cực nặng, tơ hào chửa báo hãy còn âu (Mạn thuật 30.7)‖ (Thuật hứng 50.3, 69.6)‖ (Tự thán 72.3)‖ (Bảo kính 155.6, 164.5).
sàng 淙
◎ Nôm: 淙 AHV: tông, sàng. Xét tự dạng kỵ huý đời Nguyễn [NĐ Thọ 1997: 142].
dt. thác nước [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 1611]. “sàng vốn có nghĩa là dáng nước chảy (thuỷ lưu mạo) có hiểu như vậy mới tạo được sự nối kết với câu trên [Nguyễn Nam 1984: 48]. Thuyết khác cho rằng sàng là đồ để lọc rây hạt. lòng tựa sàng là cái lòng vô tâm của người theo tư tưởng lão trang, ví như cái sàng, để cho mọi sự mọi vật lọt qua hết, cũng như lòng hư không trống rỗng mọi vật đều không có ý nghĩa gì. [ĐDA 1976: 777]. Nhưng cách ví von này chưa thấy điển tương ứng trong kinh sách đạo gia. Hoặc có thể nghĩ theo hướng: chữ “sàng” là một chữ giả tá đồng âm với “sàng 牀” hoặc viết nhầm từ chính chữ 牀. Nếu thuyết này có thể chấp nhận được thì “lòng tựa sàng” nghĩa là “lòng cũng đã như cái ban thờ”, có phần hô ứng với ý “cảnh ở tựa chiền”. Quan thanh bằng nước nhà bằng khánh, cảnh ở tựa chiền, lòng tựa sàng. (Tự thuật 117.6).
sào 篙
◎ Nôm: 高 Văn bia Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi ký khắc năm 1157 ghi “nhị bán cao” nghĩa là “hai sào rưỡi” [văn bia thời lý 2010]. Phiên khác: cao (TVG, ĐDA, Schneider, VVK, BVN, MQL, NTN, PL). TV Giáp còn đề xuất cách hiểu “cao” viết nhầm từ “膏” nghĩa là “mỡ tức là mực, ý nói con trâu ở trong cái nghiên mực, được bồi dưỡng nhiều về chất béo của văn chương” (1956: 180). Xét, “sào văn” chuẩn đối với “ruộng thánh”. Nay đề xuất. Ss đối ứng k’aw (20 thổ ngữ Mường), ʂaw (5), t’aw (1), p’aw (1) [NV Tài 2005: 266].
dt. đơn vị đo lường ruộng đất thời xưa, mười sào bằng một mẫu. Nguyên nghĩa là “đồ đo ruộng có 15 thước mộc” sau dùng “sào mẫu, sào đất, sào ruộng” [Paulus của 1895: 903]. Về văn tự, “sào” có chính tự là 篙 (cây sào). Như vậy, có thể xác định, “sào” (cây gậy để đo) là một từ gốc Hán, cho nên “sào” (đơn vị đo lường) là một từ gốc Hán Việt dụng. Về ngữ âm, AHV có thuỷ âm k-, âm nôm có thuỷ âm s-, có thể tái lập ngữ âm là *krao². Quá trình biến âm từ Hán sang Việt sẽ là cao > *krao² > sào. Âm s- bắt đầu từ thế kỷ XVI về sau. Khoẻ cày ruộng thánh đà nhiều khóm, được dưỡng sào văn vô số phần. (Nghiễn trung ngưu 254.6).
trượng phu 丈夫
◎ Phiên khác: Đại phu (PL), theo nguyên bản viết nhầm “trượng” thành “đại”. Xét, “Đại phu” trong tiếng Hán có các nghĩa: bác sĩ, chức quan đời Chu, tên một tước vị thời Tần Hán, cách xưng hô trang trọng với nghệ nhân thủ công mỹ nghệ. Nay cải chính.
dt. <Nho> người quân tử có chí khí và tiết tháo. Mạnh Tử thiên Đằng văn công hạ có đoạn: “Giàu sang không mê hoặc được, nghèo khó không dời đổi được, sức mạnh không khuất phục được, đó gọi là bậc đại trượng phu.” (富貴不能淫, 貧賤不能移, 威武不能屈, 此之謂大丈夫 phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại trượng phu). Lảo thảo chưa nên tiết trượng phu, miễn là phỏng dạng đạo tiên nho. (Ngôn chí 3.1)‖ (Trần tình 43.6)‖ Trượng phu non vắng là tri kỉ. (Tự thán 81.5), “trượng phu non vắng” tức trỏ cây tùng. Vì câu 2 đang nói đến những “bạn thân trong bốn mùa” gồm trúc Tưởng Hủ, Mai Lâm Bô, tùng trượng phu, ‖ (Bảo kính 152.8, 185.7)‖ (Trúc thi 222.4, 223.1).
xình xoàng 情控
AHV: tình khống. Phiên khác: tình suông (TVG, BVN, MQL, VVK). Chữ 控 “khống”, có khả năng viết nhầm từ chữ “腔” (xoang). Xét, cách phiên trên là dựa theo AHV. Phiên “xênh xang” như Schneider là có cơ sở về âm khi coi đây là một từ láy. Xét, chữ “xênh xang” không thấy xuất hiện trong văn cổ, thêm nữa lại không hợp với chữ “quản” (mặc kệ). Chữ Nôm trên có thể phiên là “xênh xang” hoặc “xinh xang” nhưng âm này lại chỉ có nghĩa là “nở nang, tươi tốt, khoe khoang” [Paulus của 1895 t2: 579, 583], không hợp với văn cảnh. ĐDA phiên là “xềnh xoàng”, có lẽ ông cho đó là âm cổ của “xình xoàng”, “xuềnh xoàng” hiện nay, với nghĩa “dễ dãi, sơ sài, coi thế nào cũng xong”. pbb xênh xang.
tt. <từ cổ> chếnh choáng. “xình xoàng: say, vừa say, có chén” [Paulus của 1895: 1193]. Túi thơ bầu rượu quản xình xoàng, quảy dụng đầm hâm mấy dặm đàng. (Ngôn chí 9.1).
nhặt 抇
◎ (bản B), bản A viết nhầm 日thành viết 日và đảo vị trí. Các cách phiên chú là vắt. “Trung, viết (hoặc nhật) mà phiên trong vắt thì hầu như trái với tiền lệ, ít nhất là trái với các mã chữ trong văn bản này. Vắt hoặc vít hoặc vất trong văn bản này được viết với mã勿; Trong ở các văn bản Nôm khác thường được viết với mã冲 ,沖, 𤁘. Bất ổn thứ hai là vi phạm luật đối giữa hai câu. Không thể nào thiết lập luật đối giữa Cổi tục trà thường pha nước tuyết với Tìm thanh trong vắt tịn trà mai được. Dù có thay tận bằng tiễn, tịn, tiển hay tạn cũng vậy thôi. Thứ ba là cấu tạo cụm từ bị xô lệch, có nghĩa câu thơ không biết ngắt nhịp ở chữ nào để lọn nghĩa và được nghiêm đối. Nói chung đó không thể là câu thơ của ức Trai được. Còn câu ở bản B thì khác hẳn : Lọn nghĩa, chuẩn đối, tinh tế và tươi tắn đến thích thú như rất nhiều ý thơ vốn có của ông : Cổi tục | trà thường pha nước tuyết, Tìm thanh | khăn tận nhặt chè mai. (𱪈俗茶常坡渃雪,尋清巾羨抇茶梅)... Câu thơ súc tích mà mạch lạc thì lọn nghĩa. Động từ đối động từ, tính từ đối tính từ, danh từ đối danh từ, hư từ đối hư từ một cách sóng sít thì là chuẩn đối. Một hành vi lao động cụ thể, khá đặc biệt của cư sĩ được thi vị hoá qua ngôn ngữ thơ thì đó là tinh tế. Đặt trong văn hoá lao động thôn dân ta thấy ý thơ muôn phần tươi tắn. Thơ Nguyễn Trãi thường thú vị chúng ta là vì vậy”. [NH Vĩ 2010].
đgt. cầm lên. Cổi tục, chè thường pha nước tuyết, Tìm thanh, khăn tịn nhặt chà mai. (Ngôn chí 2.4).